Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một trong những phương thức vận chuyển phổ biến nhờ chi phí rẻ, tiện ích. Hiện nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang chiếm khoảng 90% khối lượng hàng hoá thương mại. Cùng Cường Quốc Logistics theo dõi danh sách các loại tàu chở hàng trong vận tải đường biển qua bài viết sau đây.
1. Tàu container (Container Ship)
Tàu Container là phương tiện vận tải biển có cấu trúc đặc biệt, khác hoàn toàn với các loại tàu thông thường khác. Tàu Cont có sức tải khá lớn, từ 1000 đến 5000 TEU. Loại tàu này có thể chứa một khối lượng hàng hóa lớn được xếp trong các loại cont khác nhau.
Hiện nay, tàu Cont là phương tiện vận chuyển đến 90% hàng hóa thương mại trên thế giới. Điểm mạnh của loại hình này chính là tốc độ di chuyển nhanh (trên 26 hải lý/giờ). Bên cạnh đó, tàu cont không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờ của các hệ thống cảng.
Một đặc điểm đáng lưu ý của loại tàu này là chúng có diện tích đáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng. Đồng thời có các két nước dằn ở 2 bên mạn tàu để tạo cân bằng khi xếp container thành nhiều hàng, nhiều tầng. Tàu container là một trong các loại tàu chở hàng phổ biến trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
2. Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer Ship)
Một trong các loại tàu chở hàng quan trọng không thể không kể đến chính là tàu chở hàng đông lạnh. Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer Ship) cũng còn được gọi là “Refrigerated Ship”. Tàu chở hàng đông lạnh thường được trang bị một hệ thống làm lạnh. Loại tàu này được sử dụng chuyên chở các loại hàng hóa dễ hư hỏng, cần bảo quản như hoa quả, rau củ, thịt cá,..
Về cơ bản, tàu chở hàng đông lạnh có cấu trúc như một tàu chở hàng thông thường. Việc làm lạnh của tàu được thực hiện bằng cách đưa không khí lạnh và nhiệt độ thích hợp với từng loại hàng hóa vào hầm hàng. Nắp hầm bảo quản hàng thường có kích thước nhỏ. Hầm hàng được cách nhiệt bằng các vách nhôm hay hợp kim để có thể duy trì nhiệt độ, đảm bảo hàng hóa không bị hư hại.
>>> Xem thêm: Danh sách các cảng Mỹ – Canada
3. Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo Vessels)
Tàu chở hàng bách hóa có tên tiếng Anh là General Cargo Vessels. Tàu chở hàng bách hóa là một trong các loại tàu chở hàng chuyên được sử dụng để chở các loại hàng bách hóa, được đóng trong thùng hoặc xếp riêng ở chỗ cố định. Những loại hàng bách hóa thường được chở bằng loại tàu này như: máy móc, thiết bị công nghiệp, tấm kim loại,…
Thông thường, mỗi chuyến tàu bách hóa có thể nhận từ 10 -15 container để vận chuyển. Các cont được xếp ngay ngắn trên boong tàu.
Loại tàu này cũng có một số thiết bị xếp dỡ, chằng buộc các cont.
4. Tàu chở hàng rời (Bulk Carrier)
Tàu chở hàng rời là một trong các loại tàu chở hàng phổ biến trên biển. Tàu chở hàng rời thường có công suất hoạt động rất lớn. Loại tàu này có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh,…. không đóng thùng hoặc bao kiện. Những hàng hóa này có thể được chứa trực tiếp bằng khoang hàng chống thấm nước của tàu.
Tàu chở hàng rời thường có một boong tàu với cấu trúc vững chắc. Cấu tạo chính của tàu gồm 1 boong tàu, 1 két hông và két treo ở hai bên mạn hầm, tạo độ thoáng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần. Tàu chở hàng có miệng hầm rộng, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa.
Bên cạnh đó, hầm hàng của tàu còn được gia công chắc chắn, đảm bảo chịu được sự va đập của các thiết bị, hàng hóa khi làm hàng.
5. Tàu Roro (Ro-Ro Ship)
Roro Ship là cụm từ viết tắt của Roll on/ Roll off. Tàu Roro là loại tàu hàng được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước đặc biệt và có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hóa,…
Tàu Roro thường được trang bị các cầu dẫn ở đuôi và hai bên mạn tàu. Nhờ đó, hàng hóa và các phương tiện tự hành có thể lên xuống tàu một cách dễ dàng.
Tàu Roro có dạng hình khối khá đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu. Đây là một trong các loại tàu chở hàng thông dụng trên vận tải biển.
6. Tàu chuyên chở chất lỏng (Tanker)
Tàu chuyên chở chất lỏng (Tanker) là một trong các loại tàu chở hàng thường xuyên xuất hiện trên mặt biển. Đây là loại tàu được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hóa ở dạng lỏng. Một số tàu chuyên chở chất lỏng có thể kể đến như:
- Tàu chở dầu thô (Crude Oil Tankers),
- Tàu chở hóa chất (Chemical Tankers),
- Tàu chở khí đốt hóa lỏng (LPG – Liquefied Petroleum Gas Carriers),
- Tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG – Liquefied Natural Gas Carriers),
- Ngoài ra, còn có cả tàu chở rượu và nước…
Tàu chuyên chở chất lỏng được thiết kế với thân tàu vững chắc, chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa chất lỏng. Trong quá trình vận chuyển, việc bơm, hút hàng hóa được thực hiện thông qua hệ thống máy bơm và đường ống lắp trên mặt boong tàu và trong khoang chứa.
7. Tàu chuyên chở gỗ (Logger)
Tàu chuyên chở gỗ (Logger) được dùng để vận chuyển các loại gỗ nguyên cây hoặc gỗ xẻ. Để vận chuyển được lượng gỗ lớn trên boong tàu, thành tàu phải đảm bảo độ chắc chắn cao.
Đồng thời, tàu chuyên chở gỗ phải có kết cấu chuyên dụng. Đảm bảo các khối gỗ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Tàu chuyên chở gỗ là một trong các loại tàu chở hàng thông dụng, thường xuyên xuất hiện trên mặt biển.
8. Tàu chở sà lan (Lighter Aboard Ship)
Tàu chở sà lan là một trong các loại tàu chở hàng có hệ thống vận tải gồm một tàu mẹ có trọng tải lớn và các sà lan có trọng tải từ 500 – 1000 tấn. Các sà lan xếp đầy hàng hoặc container được kéo từ các cảng sông ra cảng biển để xếp lên tàu mẹ. Việc xếp các sà lan lên tàu có thể bằng cần cẩu, hệ thống nâng thủy lực hoặc phương pháp nổi.
Tàu mẹ chở các sà lan đó đến cảng đích, các sà lan được dỡ xuống và được các tàu kéo hoặc tàu đẩy đưa vào các cảng sâu trong nội địa để dỡ hàng hoặc dỡ ngay tại cảng biển. Tàu chở sà lan rất thuận lợi và hiệu quả đối với những nước có mạng lưới vận tải đường sông phát triển.
>>> Xem thêm: Top các cảng châu Âu lớn nhất năm 2022
Cách phân loại các loại tàu chở hàng
Các loại tàu chở hàng trên biển được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Theo đối tượng chuyên chở: Tàu chuyên chở hàng, tàu chuyên chở người, tàu chuyên chở người và hàng hóa.
- Theo mức độ chuyên dụng: Tàu chuyên dụng, tàu bán chuyên dụng.
- Theo phạm vi hoạt động: Tàu nội địa, tàu quốc tế, tàu mẹ, tàu con.
- Theo cách xếp dỡ hàng hóa: Tàu bốc dỡ hàng hóa qua lan can, tàu bốc dỡ hàng hóa qua cầu dẫn.
Tùy theo từng nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các loại tàu chở hàng riêng biệt.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thịt/cá đông lạnh về Việt Nam
Kết luận
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng. Các loại tàu chở hàng được thiết kế theo từng mục đích sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển một cách thông suốt, doanh nghiệp có thể tham khảo các loại tàu chở hàng mà Cường Quốc Logistics đã liệt kê trên.
Theo dõi Cường Quốc Logistics để cập nhật những tin tức hữu ích!
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC
Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0972 66 71 66
Email: [email protected]
Website: https://cuongquoclogistics.com/