Chắc hẳn với các bạn làm trong nghề Xuất nhập khẩu- logistics thì thuật ngữ Carriage, Pre-Carriage và On-Carriage bạn đã nghe rất nhiều. Nhưng hãy cùng Ad tổng hợp lại xem chúng có gì khác nhau bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới các bên như:
+ Nhà xuất khẩu
+ Nhà nhập khẩu
+ Công ty giao vận
+ Hãng tàu
+ Đại lý hải quan
+ Các công ty bảo hiểm
+ Ngân hàng
Và các bên liên quan khác, chúng cần được hiểu một cách sâu sắc nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, rủi ro, chi phí của các bên liên quan khác…
Về cơ bản, sự khác biệt đó là:
Pre-Carriage: là việc vận chuyển nội địa container từ kho của người bán đến trước khi hàng được giao lên tàu.
Ví dụ: Một container rỗng được điều động bằng xe rơ mi từ hãng tàu/ bãi cảng đến kho của người xuất khẩu tại Gia Lâm, Hà Nội để đóng hàng. Sau đó, container lại được chuyên chở ra Cảng Hải Phòng thì quá trình đó gọi là “pre-carriage”.
Nếu Hãng tàu có dịch vụ vận chuyển Pre-Carriage cho chủ hàng được gọi là Carrier Haulage (Người chuyên chở giao hàng) thì trong trường hợp này trên vận đơn sẽ show thông tin Nơi nhận hàng là Gia Lâm, Hà Nội tại mục Place of Receipt
Còn nếu việc vận chuyển này do chính chủ hàng hoặc qua dịch vụ của bên thứ ba thì được gọi là Merchant Haulage (Người bán giao hàng), trên vận đơn lúc này sẽ không thể hiện thông tin gì ở mục Place of Receipt.
Carriage: hàng hóa được vận chuyển từ Cảng xếp hàng (Port of Loading) đến Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
Ví dụ: Hàng hóa đóng container được vận chuyển từ Cảng Hải Phòng, Việt Nam đến Cảng Zhongshan, Trung Quốc.
On- Carriage: là việc vận chuyển Container sau khi dỡ hàng tại Cảng đến khi về kho của người nhận hàng.
Ví dụ: Sau khi container được dỡ xuống tại Cảng Hải Phòng, nhà nhập khẩu hoàn thành xong các thủ tục Hải quan và cần đưa hàng về kho của mình tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Nếu công đoạn này được thực hiện bởi Hãng tàu thì trên vận đơn sẽ ghi chú ở mục Place of Delivery: Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Còn nếu do chính tự nhà Nhập khẩu thuê xe container hoặc do Forwarder thực hiện thì mục Place of Delivery sẽ để trống.
Cách ghi Place of Receipt và Place of Delivery trên vận đơn
Các bạn chú ý rằng, việc điền các thông tin trên Bill of Lading về Place of Receipt, Place of Delivery rất quan trọng vì nó liên quan đến trách nhiệm của chủ hãng hay người chuyên chở (Hãng tàu). Ví dụ, hãng tàu nhận việc bàn giao container rỗng cho nhà xuất khẩu về tận kho kèm theo dịch vụ vận chuyển hàng sau khi đóng vào container đến khi ra Cảng xếp hàng; Lúc này, nếu có rủi ro về tai nạn, tổn thất liên quan đến Container hoặc hàng hóa từ Nơi nhận hàng (Place of Receipt) đến Cảng xếp hàng (Port of Loading) chính là Hãng tàu.
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB) Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 0986538963 Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Website: https://hanexim.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau